Trong vòng 50 năm qua, đã có rất nhiều các nghiên cứu về việc năm giác quan (thị giác, âm thanh, vị giác, xúc giác, khứu giác). Có thể ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của con người. Kiến thức này đã giúp mở ra một lĩnh vực marketing cảm quan (Sensory Marketing). Một cách tiếp cận mới mẻ và sáng tạo để thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Đối với các sản phẩm, dịch vụ. Bài viết này sẽ chỉ ra sức mạnh của tiếp thị giác quan trong mỗi thương hiệu. Để bạn có thể thấy được tầm quan trọng của nó.
Mục lục bài viết
Sức mạnh của tiếp thị giác quan nhờ vào – Xúc giác
Theo một nghiên cứu thì có đến 75% người tiêu dùng bày tỏ rằng. Họ muốn được cảm nhận sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua nó. Đặc biệt là các mặt hàng như nội thất, hàng tiêu dùng hàng ngày,….
Việc được chạm vào một đồ vật tạo ra cảm giác sở hữu và khiến cho người ta khao khát muốn có sản phẩm đó hơn. Nhiều khảo sát khoa học chỉ ra rằng những trải nghiệm xúc giác còn giúp mang lại cảm giác yên bình,hạnh phúc và thỏa mãn. Từ đó sẽ thôi thúc khách hàng sẵn sàng bỏ tiền mua sắm và chi trả tại cửa hàng của bạn nhiều hơn.
Thị giác
Đôi mắt chiếm tới hai phần ba số tế bào cảm giác trong một cơ thể bình thường. Vì vậy cho nên thị giác được coi là giác quan quan trọng nhất trong năm giác quan của con người. Và cũng là giác quan được ứng dụng nhiều nhất ở trong marketing. Một số khía cạnh kinh điển mà bất cứ người làm thương hiệu nào cũng cần phải cân đo đong đếm. Đó là khi làm sản phẩm như logo, phông chữ, tông màu, bao bì hay cách bày trí tại điểm bán,…
Ngày nay, nhiều marketers làm rất tốt trên sân chơi về mặt thị giác tới nỗi. Chỉ cần một chiếc logo hay một phông chữ cũng đã làm người dùng nhớ ngay về nhãn hàng đó. Dấu tích của Nike hay phông chữ đặc trưng của Baemin tại thị trường Việt Nam là hai trong nhiều ví dụ này.
Sức mạnh của tiếp thị giác quan liên quan tới – Mùi hương
Trong tất cả các loại thông tin con người xử lí được thì mùi hương. Chính là loại duy nhất có một chiếc vé thông hành tới thẳng trung tâm cảm xúc và trí nhớ của bộ não. Không cần phải thông qua các “tổng đài” có nhiệm vụ phân loại thông tin. Do đó, mùi hương được chứng minh là có thể giúp cải thiện tâm trạng con người gấp 40%. Được coi là loại trải nghiệm mà chúng ta có khả năng “ghi nhớ” lâu nhất.
Không quá bất ngờ khi đây chính là một trong những vũ khí đắc lực mà những tiệm bánh và chuỗi cà phê. Như Starbucks hay Dunkin’ sử dụng để gây ấn tượng với khách hàng. Ở các nước châu Âu thì những tiệm bánh mì thường để những lọ hương thơm mùi bánh ở trước cửa tiệm. Để mỗi khi khách hàng đi ngang qua thì mùi hương này có thể đánh thức những trải nghiệm trước kia. Và mời gọi họ tới với sản phẩm của cửa hàng.
>> Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tầm quan trọng của tiếp thị giác quan giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng
Tham khảo thêm 1 số sản phẩm khử mùi giúp tăng trải nghiệm khách hàng: TẠI ĐÂY
Âm thanh
Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review thì với mỗi chiếc máy tính để bàn Window. Hay mỗi chiếc điện thoại Nokia phím số dù các sản phẩm này không còn được “chuộng” nữa. Tuy nhiên tiếng chuông đặc trưng của thương hiệu này vẫn để lại âm hưởng sâu rộng trong tâm trí của nhiều thế hệ.
CocaCola là một trong những thương hiệu cực kỳ thành công trong việc gây ấn tượng về thính giác sâu và rộng lên khách hàng. Tháng 4/2019, Coca-Cola ra mắt bộ print ad “Try not to hear this” như một lời thách thức đầy mời gọi tới khách hàng. “Tách” – tiếng mở nắp chai và tiếng coca sủi bọt. Những âm thanh này đã dần trở thành một phần của văn hóa đại chúng. Những thứ mà các cuộc vui chơi hội hè không thể thiếu.
Khi mà chỉ cần một gợi ý về hình ảnh cũng có thể dấy lên những cảm giác và âm thanh sống động ở trong đầu khách hàng. Nhãn hàng nước giải khát đến từ Mĩ này đã làm được điều. Mà rất ít thương hiệu nào có thể làm được.
Vị giác
Là một giác quan gắn liền với các hoạt động rất thường trực như ăn, uống của con người. Mặc dù vậy vị giác lại rất có ít “đất dụng võ” trong các chiêu trò mê hoặc khách hàng của thương hiệu. Phần lớn, những nhãn hàng chỉ lồng ghép chiến thuật này vào các hoạt động khuyến mãi. Hoặc dùng thử trong các ngành hàng F&B và lương thực thực phẩm,…
Tiếp thị đa giác quan
Một trong số ít những nhãn hàng thành công trong việc áp dụng kĩ thuật này đó chính là Dunkin. Với chiến dịch vô cùng tham vọng khi thâm nhập vào thị trường cà phê khốc liệt ở Hàn Quốc.
Để đưa một cái tên còn quá xa lạ và chẳng mấy liên quan gì tới cà phê như Dunkin’ Donuts. Tới gần hơn người dân xứ kim chi. Thì nhãn hàng đã tô điểm thêm cho bản đồ hành trình khách hàng của mình. Bằng sự sống động của tổ hợp âm thanh, mùi hương cũng như thị giác.
Quan sát và biết được rằng người dân Seoul. Đặc biệt là giới văn phòng thường dành rất nhiều thời gian để di chuyển trên xe bus đến nơi làm việc. Dunkin’ Donuts đã nhanh chóng chế tạo một loại máy xịt cảm biến đặc biệt gắn trên xe. Mỗi khi quảng cáo của nhãn hàng được phát trên radio thì âm thanh đặc trưng. Đó sẽ kích hoạt các vòi xịt phát tán hương cà phê của Dunkin’ Donuts khắp không gian.
Sau khi đã ngửi thử hương cà phê này rồi. Khi xuống xe, người dùng sẽ lại ngay lập tức nhìn thấy những biển quảng cáo về chính ly cà phê nóng hổi đó ở trạm buýt.
Nhờ tính hiệu quả của chiến dịch này. Mà thương hiệu đã ghi nhận được lượng khách hàng tăng 16% tại những cửa hàng gần trạm xe buýt và 29% tăng trưởng doanh thu cà phê. Quan trọng là. Giờ đây, nhiều người đã bắt đầu nhớ tới cái tên “Dunkin’ Donuts”. Khi nghĩ về một ly cà phê vào buổi sáng.
Tổng kết
Sức mạnh của tiếp thị giác quan giúp cho các thương hiệu tiếp cận được đối tượng và khách hàng mục tiêu của mình. Điều này giúp gia tăng lòng trung thành cũng như sự ủng hộ của khách hàng. Từ đó gia tăng doanh thi và quảng bá được thương hiệu của mình.