Thông thường khi xét đến Marketing cho các ngành dịch vụ, các Marketer chỉ tập trung vào 4P thông thường. Cao hơn một chút, các Marketer đi sâu vào 7P bao gồm thêm phân tích các yêu tố về Quy trình, bằng chứng vật lý và con người.
Đấy là tư duy thông thường nhìn vào các yếu tố vật lý. Nhìn về 1 khía cạnh tiếp cận khác, khách hàng hiện tại mua hàng vì cảm giác mua hàng chứ không còn là vì tính năng sản phẩm giống như trước đây.
Một số trường phái khác, tập trung phân tích theo ̀ giác quan cảm nhận của khách hàng. Hiện tại, các nhà quản lý đã ứng dụng rất tốt khi sử dụng âm thanh, hình ảnh, dùng thử, nếm thử. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc tác động đến khứu giác vẫn chưa được quan tâm đúng cách.
Việc ứng dụng marketing khứu giác ̣(Scent marketing) đã được nhà hàng, khách sạn, showroom ứng dụng từ rất lâu rồi.
Lần tới khi đi mua sắm hay ghé thăm một khách sạn nào đó, bạn hãy thử quên đi tất cả những kích thích thị giác và thính giác từ âm nhạc hay các biển quảng cáo xung quanh và rồi thử hít một hơi thật sâu, nhắm mắt lại và cảm nhận. Có thể bạn sẽ thấy một mùi hương nhẹ – hương hoa nhài lôi cuốn tỏa ra từ một hàng quần áo hoặc mùi oải hương dễ chịu của khách sạn.
Mùi hương là thứ gì đó rất khó nhận biết và thực sự, bạn không thể chối từ. Bạn sẽ không nhận ra nếu không chú ý kĩ. Nhưng các doanh nghiệp đang hy vọng rằng những mùi hương này sẽ đem lại sự thư thái cho bạn, khiến bạn cảm thấy thoải mái, ở lại lâu hơn, mua nhiều hơn và nhất là, ghi nhớ thương hiệu của họ.
Marketing mùi hương là gì?
Marketing bằng mùi hương đang là lĩnh vực mới nhất trong ngành tiếp thị vốnđã tràn ngập quá nhiều các loại quảng cáo từ âm thanh và hình ảnh.
Các hãng bán lẻ, nhà hàng và khách sạn không ngại ký các hợp đồng dài hạn với các công ty chế tạo mùi hương với hy vọng rằng các công ty này có thể tạo nên mùi hương riêng biệt, đại diện cho thương hiệu quả họ. Có thể nâng cao giá trị hàng hóa, thu hút khách hàng và tạo được nhiều lợi nhuận hơn từ đó.
Một số hãng lớn thì coi mùi hương là 1 phần trong bộ nhận diện thương hiệu và không thể tách rơi
Trong 5 giác quan thông thường của con người thì mùi hương là giác quan duy nhất có thể cảm nhận, gợi nhớ cảm xúc và kích thích mãnh liệt nhất.
Trong lần đầu tiên nhận thức một mùi hương, bạn sẽ liên kết nó với một sự kiện, người hoặc vật. Lần sau, khi bạn ngửi thấy mùi này, những ký ức sẽ ngay lập tức hiện ra như một phản xạ có điều kiện.
Đôi khi điều này xảy ra ở mức độ ý thức: Mùi hương của biển có thể gợi cho bạn nhớ về một kỳ nghỉ nào đó. Nhưng mùi hương cũng có thể kích hoạt tiềm thức và tác động đến tâm trạng của bạn. Thay vì gợi nhớ về các sự kiện diễn ra trong kỳ nghỉ, mùi biển có thể khiến bạn cảm thấy hài lòng và vui vẻ.
Phương pháp Marketing mùi hương.
Hiện tại trên thị trường phân ra 1 số phương pháp tạo mùi cơ bản dành cho doanh nghiệp. Mỗi phương pháp lại phù hợp với từng nhu cầu, mong muốn, không gian, chi phí của mỗi nhãn hàng.
- Tạo mùi hương bằng nến hoặc đèn đốt bằng điện: Phương pháp này sử dụng tinh dầu đậm đặc, nhỏ 1-3 giọt lên đèn đốt tinh dầu và thực hiện đốt:
Ưu điểm: Rẻ
Nhược điểm:Chỉ có các mùi cơ bản như chanh, sả… Thiếu sự lựa chọn, rủi ro cao về cháy nổ và đổ vỡ do va chạm
- Tạo mùi hương bằng máy điện
Ưu điểm: Rẻ
Nhược điểm: Chỉ có các mùi cơ bản như chanh, sả…Mùi khá mờ nhạt và rủi ro cao do va chạm
- Tạo mùi hương bằng máy khuếch tán tinh dầu chuyên nghiệp:
Ưu điểm: đẹp, mùi khuếch tán đều, chuyên nghiệp
Nhược điểm: Giá cao hơn so với sử dụng tinh dầu khoảng 10-15%
Agency về Marketing Mùi hương
Ở Việt Nam, hiện tại việc tìm kiếm 1 agency chuyên nghiệp để tư vấn về Marketing mùi hương là tương đối khó khăn. Hầu hết các nhà cung cấp giải pháp về mùi hương đều chỉ đơn thuần sử dụng các phương pháp sơ khai đổ tinh dầu vào các máy tạo mùi thô sơ như đèn đốt tinh dầu nến, điện để tạo mùi và không mấy quan tâm đến hiệu quả lôi kéo khách hàng thực sự.
Hiện tại, ở Việt Nam chỉ duy nhất có SmartScent có thể tư vấn, thiết kế, chế tạo mùi theo yêu cầu của các nhãn hàng, karaoke, showroom.
Không khó để tạo mùi hương nhưng rất khó để chọn được mùi hương phù hợp với hình ảnh thương hiệu.