0943572922

Tiếp thị giác quan có ảnh hưởng như thế nào tới khách hàng?

Lợi ích của việc tiếp thị giác quan

Khách hàng khi đã lựa chọn và quyết định tiêu dùng một sản phẩm nào đó. Chắc chắn họ không chỉ dựa vào nhu cầu của mình mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận thông qua các giác quan và đánh giá của chính bản thân người tiêu dùng. Vì thế mà Sensory Marketing – Tiếp thị giác quan đã được ra đời nhằm giúp các marketer có cơ hội tiếp cận khách hàng được trực diện và hiệu quả hơn. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Smartscent đi tìm hiểu Sensory marketing là gì nhé.

Tiếp thị giác quan là gì?

Tiếp thị giác quan là phương thức quảng cáo với mục tiêu hấp dẫn các giác quan của con người con người. Bao gồm: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Mục đích của phương pháp này đó là tạo sự gắn kết về cảm xúc giữa người tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Giúp khách hàng có thể tưởng tượng chính là chìa khóa thành công của phương pháp này.

Lợi ích của Sensory Marketing

Thu hút khách hàng và giữ chân họ.

-Gây dựng cá tính ấn tượng tới thương hiệu khiến cho khách hàng phải ghi nhớ.

Mang lại trải nghiệm mua sắm thú vị hơn bằng những tác động tích cực, mạnh mẽ đến với các giác quan.

Tạo ra doanh số bằng cách gây dựng sự “trung thành” từ người mua.

Sensory Marketing là điểm sáng giúp cho thương hiệu vượt qua đối thủ và các doanh nghiệp đang bỏ qua nó.

Giúp tăng cường hiệu quả của những chiến lược tiếp thị khác cũng như trong toàn bộ chiến lược chung.

Tiếp thị giác quan được ứng dụng ở trong thực tế như thế nào

Lợi ích của việc tiếp thị giác quan
Lợi ích của việc tiếp thị giác quan

Thị giác – Sight

Thị giác được coi là yếu tố quan trọng nhất khi gần như nó ảnh hưởng tới toàn bộ các giác quan còn lại. Và cũng là giác quan được ứng dụng nhiều nhất ở trong marketing.

Vậy ở trong marketing, thị giác được thể hiện bằng phần nào? Theo những nghiên cứu của The Paper Worker cho thấy. Một phần ba việc đưa ra quyết định của người tiêu dùng dựa trên thiết kế của bao bì sản phẩm là lớn nhất. Ngoài ra nó còn thể hiện ở logo của thương hiệu, TVC quảng cáo, nội thất hay cách bày trí tại điểm bán…

Chính vì vậy mà thương hiệu cần phải đảm bảo việc thiết kế cho tất cả những yếu tố trên từ đường nét, tạo hình cho tới màu sắc,…. Nhằm đem tới một trải nghiệm thị giác đáng nhớ nhất cho khách hàng trên tất cả các yếu tố này. Lưu ý một điều đó là những trải nghiệm thị giác cần phải thống nhất với tính cách và định vị của thương hiệu. Điều này khiến cho người tiêu dùng dễ nhận ra thương hiệu hơn và giúp tăng khả năng ra quyết định mua hàng.

Khứu giác – Smell

Mùi hương cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới cảm xúc của khách hàng nhiều nhất. Bạn nghĩ sao về việc bước chân vào một cửa hàng nào đó mà xung quanh toàn một mùi hương “khó ngửi”. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và bỏ đi ngay lập tức. Chính vì vậy việc sử dụng một mùi hương thơm nhẹ, dễ chịu và phù hợp với số đông trong cửa hàng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Đó là với cửa hàng. Còn trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến khách hàng không thể cảm nhận được mùi hương của sản phẩm. Do vậy bạn cũng có thể kích thích ý định và hành vi mua sắm của khách hàng thông qua những ngôn từ mô tả. Để khách hàng có thể dễ dàng hình dung hơn về sản phẩm.

Tiếp thị giác quan thông qua mùi hương
Tiếp thị giác quan thông qua mùi hương

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng 

Các sản phẩm mùi hương giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng: TẠI ĐÂY

Thính giác – Sound

Mặc dù đa phần người tiêu dùng đều có xu hướng tiếp cận đến hình ảnh của thương hiệu trước âm thanh. Nhưng điều đó không có nghĩa âm thanh kém quan trọng hơn so với hình ảnh. Đôi khi nó còn ảnh hưởng tới cảm xúc của con người nhiều hơn.

Khi được nghe một âm thanh vui tươi hay chỉ đơn giản là âm thanh mà khách hàng yêu thích. Nó sẽ khơi gợi được những cảm giác thích thú của khách hàng. Và từ đó khách sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng hơn.

Ngoài ra, với những âm thanh thường xuyên được nghe thấy sẽ tạo ra cảm giác quen thuộc và an tâm. Đó cungx chính là lý do vì sao thương hiệu nên tạo ra cho mình một âm thanh riêng. Để có thể ghi lại dấu ấn với người tiêu dùng.

Vị giác – Taste

Vị giác sẽ có ảnh hưởng lớn hơn trong ngành F&B và dược – mỹ phẩm. Cũng giống với khứu giác đó là khách hàng có thể đến trực tiếp để trải nghiệm thì không sao. Nhưng khi bán hàng trực tuyến. Thì chắc chắn khách hàng cũng không thể trải nghiệm được mùi vị thực sự của sản phẩm. Lúc này bạn nên tiếp tục sử dụng đến sự trợ giúp của ngôn từ. Để có thể kích thích trí tưởng tượng của người dùng. Về mùi vị của sản phẩm.

Để tác động tới vị giác thì ngoài các từ ngữ mô tả. Người viết còn có thể đề cập đến những thành phần có trong sản phẩm để khơi dậy “vị giả tưởng”.

Tiếp thị giác quan thông qua vị giác
Tiếp thị giác quan thông qua vị giác

Xúc giác – Touch

Cũng giống với khứu giác và vị giác. Để người dùng có thể cảm nhận được sản phẩm qua xúc giác là điều không thể. Và đương nhiên bạn vẫn phải kích thích trí tưởng tượng của người xem. Để họ tự hình dung ra cảm giác khi cầm, nắm, chạm vào sản phẩm như thế nào.

Bạn có thể làm điều này bằng cách thông qua hình ảnh sản phẩm. Những hình ảnh này cần phải thể hiện rõ cảm giác mà bạn muốn khách hàng cảm nhận. Cùng với đó là sử dụng những từ ngữ biểu cảm để miêu tả rõ ràng và mang tính gợi hình. Ngoài ra, hiện nay công nghệ thực tế ảo cũng sẽ trợ giúp và nâng cao trải nghiệm người dùng. Để tạo ra cảm giác xúc giác.

Tổng kết

Sensory marketing hay tiếp thị giác quan chính là chiến lược tiếp thị “chân ái” dành cho bạn. Hy vọng, qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tiếp thị giác quan. Để từ đó có thể áp dụng chúng thật hiệu quả và thành công nhé.

 

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI NGAY

HOTLINE: 0936 382 389

Website: www.smartscentvn.com

Address: Tòa nhà Sapphire, 163 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Email: info@smartscentvn.com

Youtube: http://bit.ly/2X6c190

Facebook: https://www.facebook.com/SmartScentVN

f391d95d40372d6072c217ab608aa0614bedb7bd
icons8-exercise-96 chat-active-icon