0943572922

Khai phá top 3 chiến lược trải nghiệm khách hàng

Khách hàng là một nhân tố quan trọng tạo nên sự cạnh tranh to lớn cho các doanh nghiệp trên thương trường. Trong đó, chiến lược trải nghiệm khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp định hướng các nhu cầu của khách hàng và tạo bước đột phá mới cho các doanh nghiệp. Cùng Smartscent tìm hiểu về chiến lược trải nghiệm khách hàng thông qua bài viết dưới đây.

Trải nghiệm khách hàng là gì?

Toàn bộ quá trình khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp từ giai đoan trước khi ra quyết định mua đến khi mua sản phẩm. Bao gồm cả mối quan hệ sau khi mua hàng.

Đặc điểm của trải nghiệm khách hàng là cách doanh nghiệp gắn kết; hòa nhập thông qua các sản phẩm và dịch vụ. Đó chính là nền tảng xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Xem thêm: Hành trình trải nghiệm khách hàng là gì?

Hai trải nghiệm khách hàng phổ biến

  • Trải nghiệm tích cực: Xuất hiện khi người mua hàng đạt được sự thỏa mãn về nhu cầu & hài lòng đối với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp
  • Trải nghiệm tiêu cực: Doanh nghiệp không đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm; cũng như quá trình trải nghiệm không mang đến mức độ hài lòng cao.
  • Trải nghiệm trung lập: Sau khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ nhưng không phản hồi hay đưa ra những cảm nhận về quá trình mua hàng. Trải nghiệm này rất khó để doanh nghiệp xem xét; vì không biết lý do cụ thể dẫn đến trải nghiệm này của khách hàng là gì.

Tại sao chiến lược trải nghiệm khách hàng được xem là quan trọng?

Chiến lược trải nghiệm khách hàng là định hướng quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể. Tạo nên đột phá vượt trội nâng cao hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, chiến lược như một sợi dây liên kết giữa việc chăm sóc khách hàng với doanh nghiệp. Hỗ trợ và khuyến khích những phản hồi mang tính xây dựng cho khách hàng về văn hóa cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Mang đến những giá trị tích cực nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó, chiến lược trải nghiệm giúp doanh nghiệp luôn trọng trạng thái chủ động để tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Chiến lược trải nghiệm khách hàng

Cơ sở để cải thiện các hoạt động chăm sóc khách hàng hữu hiệu. Công ty có thể dễ dàng thay đổi các giải pháp và phương thức tiếp cận phù hợp theo thời gian. Quá trình này cần được thực hiện liền mạch; phải liên kết với nhau để tạo ra hoạt động chăm sóc khách hàng tốt. Giúp khách hàng cảm thấy an tâm khi mua hàng và nhận được sự quan tâm nhất định từ phía doanh nghiệp.

Lan tỏa những thông điệp tích cực nhằm xây dựng thương hiệu

Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt các chiến lược này sẽ tạo hiêu ứng tích cực. Chẳng hạn như các chương trình ưu đãi đặc biệt; tạo những trải nghiệm thú vị tăng khả năng mua hàng. Đồng thời đẩy nhanh quá trình thúc đẩy thương hiệu mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng và quảng bá cho người thân, bạn bè cùng sử dụng.

3 chiến lược trải nghiệm khách hàng

Thấu hiểu chân dung khách hàng và cá nhân hóa

Mỗi doanh nghiệp sẽ có phân khúc khách hàng khác nhau. Do đó, việc xây dựng hồ sơ khách hàng để nắm rõ được những hành vi, thói quen, sở thích để đưa ra các phương án tiếp cận phù hợp. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm chân dung và thu thập các dữ liệu dựa trên đa dạng các nguồn kênh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tạo ra những tương tác mang tính cá nhân hóa cao để thu hút khách hàng. Để thực hiện hình thức này hữu hiệu; cần phải tiếp xúc khách hàng dựa trên giao tiếp với từng nhóm cá nhân riêng. Nhằm thấu hiểu những nhu cầu, mục đích sử dụng sản phẩm. Và gửi những lời chúc, khuyến mãi trong những dịp đặc biệt. Từ đó, gia tăng tỷ lệ quay lại của khách hàng dành cho doanh nghiệp.

Sức mạnh của Testimonials – Nhận xét của khách hàng sau trải nghiệm dịch vụ

Phương thức đánh giá hiệu quả nhất để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng; chủ yếu dựa trên nhận xét của khách hàng sau khi trải nghiệm dịch vụ. Những đánh giá này rất có giá trị để doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về các hoạt động chăm sóc của mình. Trong trường hợp khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ và có những phản hồi tiêu cực. Doanh nghiệp nên bình tĩnh và xử lý các vấn đề mà họ mắc phải. Tránh để ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu.

Hơn nữa, hãy tạo ra những cải tiến và có sự chân thành lắng nghe ý kiến khách. Với các khách hàng chưa đưa ra phản hồi, doanh nghiệp nên có trạng thái chủ động liên lạc với họ để ghi nhận ý kiến sớm nhất.

Định hướng tập trung vào khách hàng

Doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ luôn xác định và dành mức độ ưu tiên cho khách hàng; cũng như những trải nghiệm của họ. Đa phần khách hàng luôn mong muốn nhận được sự quan tâm từ các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nhận ra được những điều này thì có thể tạo ra những trải nghiệm thú vị. Gia tăng mức độ quay lại của khách hàng hiệu quả.

Khách hàng luôn đề cao sự quan tâm của doanh nghiệp. Do đó, các phương thức tiếp cận và tạo ra những trải nghiệm có ý nghĩa sẽ giúp ghi dấu ấn tốt trong tâm trí khách hàng. Họ sẽ là lực lượng quảng bá sản phẩm cho nhiều người biết hơn. Giúp gia tăng nguồn doanh thu của doanh nghiệp nhanh chóng.

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI NGAY

Hotline: 0936 382 389

Website: www.smartscentvn.com

Address: Tòa nhà Sapphire, 163 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Email: info@localhost

Youtube: http://bit.ly/2X6c190

Facebook: https://www.facebook.com/SmartScentVN

 

f391d95d40372d6072c217ab608aa0614bedb7bd
icons8-exercise-96 chat-active-icon