Giữa vô vàn các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp luôn phải nhạy bén thay đổi đa dạng các trải nghiệm khách hàng. Sự thay đổi này sẽ tạo ra một cảm giác thú vị và gia tăng sự thu hút đối với khách hàng. Vậy các ví dụ về trải nghiệm khách hàng là như thế nào; để các doanh nghiệp có thể tự áp dụng theo mô hình kinh doanh hiện tại. Hãy cùng Smartscent tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Trải nghiệm khách hàng là gì?
Trải nghiệm khách hàng là tổng hợp toàn bộ quy trình tiếp xúc của khách hàng với doanh nghiệp. Bước đầu là những nhận thức và ấn tượng ban đầu, sau đó qua những tiếp xúc với sản phẩm và dịch vụ thậm chí là nhân viên của doanh nghiệp. Sự tương tác này có thể biểu hiện được mức độ trung thành của khách hàng đang ở vị trí nào. Để doanh nghiệp phát triển những chiến lược phù hợp để tiếp cận khách hàng.
Tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng:
Gia tăng mức độ duy trì khách hàng: Trải nghiệm khách hàng tốt sẽ tạo mức độ gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp khá cao. Khi mức độ này càng cao thì tỷ lệ trung thành khách hàng càng lớn.
Giữ chân khách hàng cũ: Khi chính sách chăm sóc khách hàng được áp dụng một cách chặt chẽ. Khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm trong quá trình trải nghiệm. Khả năng rất lớn là họ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm cho những lần mua hàng kế tiếp.
Tạo khách hàng mới cho doanh nghiệp: Đánh giá từ khách hàng thông qua các trải nghiệm có thể đóng vai trò là nhà quảng cáo đến các khách hàng mới. Tạo ra sự kích thích, tin tưởng và giúp doanh nghiệp thu thêm các khách hàng mới tiềm năng mà không tốn kém chi phí quảng cáo lớn.
Cải thiện hiệu suất kinh doanh: Khả năng mua của khách hàng gia tăng đáng kể nếu doanh nghiệp cung cấp một trải nghiệm hoàn hảo. Do đó, doanh thu của doanh nghiệp cũng được gia tăng một cách nhanh chóng.
Tăng khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp tạo ra được trải nghiệm khách hàng riêng biệt. Điều này sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Nhờ đó, khách hàng sẽ ghi nhớ thương hiệu của bạn lâu hơn; Các doanh nghiệp khác khó lòng chiêu dụ được khách hàng của bạn.
Các ví dụ về trải nghiệm khách hàng:
Trải nghiệm gia tăng thông qua mùi hương của Smartscent
Không gian là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình ra quyết định mua của khách hàng. Trong đó, mùi hương cũng góp phần không nhớ tạo nên cảm giác ấn tượng và trải nghiệm riêng về thương hiệu. Theo báo cáo mới nhất, mùi hương giúp họ có thể ghi nhớ một người trong vòng đến hơn 7 tiếng. Đối với thương hiệu cũng vậy; đặc biệt trong những ngành dịch vụ – khi mà giá trị hữu hình được đặt lên hàng đầu. Mùi hương giúp ghi đậm dấu ấn trong tâm trí khách hàng về đặc điểm riêng biệt của không gian đó mang lại.
Khách hàng tự phục vụ khi được trao các công cụ từ doanh nghiệp
MC Donald là chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới. Tại đây, MC Donald đã không còn sự xuất hiện của các quầy thu ngân. Mà thay vào đó, họ cho phép khách hàng có thể tự phục vụ bữa ăn. Giúp tiết kiệm được chi phí nhân viên, tạo ra những trải nghiệm thú vị cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ
Bên cạnh đó, sẽ giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu đồ ăn nhanh này có điểm khác biệt hoàn toàn so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
Cá nhân hóa khách hàng của nhãn hàng nước giải khát Coca Cola:
Hãng đã tung ra thị trường các lon và chai nước ngọt bằng cách in tên lên thân chai; Hoặc những cách xưng hô đầy thân mật như Bố yêu, mẹ yêu,..Khi khách hàng sở hữu những sản phẩm như vậy, họ cảm thấy thích thú và chia sẻ lên các trang mạng xã hội như một phong trào. Từ đó, nó đã trở thành xu hướng thu hút lượt tìm kiếm và mua hàng tăng một cách đáng kể. Chiến lược này từ Coca Cola đã xoay đổi những chiến lược trong quảng cáo. Tạo trải nghiệm hấp dẫn giúp tăng khả năng mua lại sản phẩm của khách hàng.
Hiểu được tâm lý khách hàng khi thấy tên của mình xuất hiện; Cách truyền thông của hãng đã tạo nên môt làn sóng mạnh mẽ gia tăng mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Quản lý trải nghiệm khách hàng quan trọng như thế nào?
Quản lý trải nghiệm không chỉ đơn thuần là biết khách hàng mua gì. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ hành trình khách hàng một cách trọn vẹn; hướng đến việc cung cấp những trải nghiệm được cá nhân hóa.
Trải nghiệm khách hàng trở thành yếu tố đặc trưng ứng với lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Bên cạnh đó, việc quản lý trải nghiệm tốt còn góp phần:
- Tăng mức độ yêu thích của thương hiệu
- Gia tăng nguồn doanh thu nhanh chóng
- Xây dựng lòng trung thành với khách hàng
- Giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp một cách đáng kể
Xây dựng chiến lược trải nghiệm khách hàng:
Bước 1: Đặt mục tiêu và đánh giá nhu cầu khách hàng
Bước 2: Thiết lập bản đồ hành trình khách hàng
Bước 3: Thiết kế trải nghiệm thương hiệu
Bước 4: Đo lường và cải thiện quy trình